PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH MIỆN
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG QUANG

Bài giới thiệu sách tháng 10/ 2018

Cuốn sách “Chuyện kể bên mộ bà Hoàng Thị Loan”

(Chào mừng ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10 )

BÁ NGỌC. Chuyện kể bên mộ bà Hoàng Thị Loan/ Bá Ngọc, Trần Minh Siêu ._ H.: Nxb Thanh Niên, 2009 ._79tr; 20,5cm

Đến với buổi giới thiệu sách hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu tới các thầy cô giáo và các em học sinh cuốn sách “Chuyện kể bên mộ bà Hoàng Thị Loan”

Bà Hoàng Thị Loan sinh năm 1868, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học từ lâu đời. Trong con mắt của bao chàng trai đỗ đạt, giàu sang, cô là niềm hy vọng, ước ao trở thành người bạn đời của họ. Nhưng vượt lên trên lễ giáo cô đã dâng trọn tình yêu, lòng thủy chung cho Nguyễn Sinh Sắc, người con trai nghèo, mồ côi cả cha lẫn mẹ từ lúc lên bốn tuổi, được gia đình cô đưa về nuôi dạy ăn học. Thế mới biết, tình yêu lớn là sự hy sinh vô bờ bến. Dành tình yêu trọn vẹn với anh Sắc, có nghĩa là cô Loan chấp nhận một cuộc sống tự lập, vất vả, khó khăn nhiều về vật chất nhưng bà đã có những năm tháng sống đầm ấm bên con và gia đình.

Năm 16 tuổi (1884) cô Loan sinh được người con gái đầu lòng, đặt tên là Nguyễn Thị Thanh, tên chữ là Bạch Liên – Bông sen trắng.

Năm 20 tuổi (1888) cô Loan sinh được người con trai cả, đặt tên là Nguyễn Sinh Khiêm.

Năm 22 tuổi (1890) bà Loan sinh hạ người con trai thứ hai. Ông ngoại Hoàng Đường đặt tên cho cháu là Nguyễn Sinh Cung. Sau này Nguyễn Sinh Cung trở thành một vĩ nhân với tên gọi là Hồ Chí Minh.

Cuối thế kỷ 19, con đường “thiên lý” vào Huế đối với gia đình bà Loan và những người hiếu học là một nỗi khiếp sợ, vì sự xa xôi, gian truân, hiểm nguy… Con đường từ Nghệ An vào Huế lúc đó là con đường độc đạo, quanh co, hiểm trở, thú dữ và kẻ cướp luôn là nỗi ám ảnh rùng rợn nhất của những người vào Huế. Nhưng vì thương yêu chồng, bà muốn làm tất cả cho chồng cho con. Miễn là làm sao chồng an tâm tập trung cho việc học và thi cử. Bà Loan bèn bàn với mẹ gửi lại bé Thanh ở quê, đưa hai anh em Khiêm, Cung vào Huế để nuôi dạy.

Hình ảnh bà Loan – người vợ, người mẹ chân đi đôi dép mo cau, vai nặng trĩu đôi gánh, một bên là con nhỏ, một bên là tài sản gia đình, vượt núi, trèo đèo, lội suối giữa mưa rừng gió núi trên đường từ Vinh vào Huế, khắc sâu sự hy sinh vô bờ bến của người phụ nữ Việt Nam. Sức chịu đựng của người vợ như thêm sức mạnh cho ông Sắc gắng gánh vác nặng nhọc về mình. Tấm lòng người mẹ như truyền thêm nhiệt huyết sưởi ấm hai trái tim bé bỏng trong những đêm ngủ giữa lưng đèo, trong rừng sâu trên đường thiên lý….

Cuộc sống của cả gia đình sẽ có nhưng diễn biến tiếp theo như thế nào. Xin kính mới các em học sinh và các thầy cô giáo tìm đọc cuốn sách tại thư viện.

Bài giới thiệu tới đây là kết thúc. Kính chúc các thầy cô giáo công tác tốt, các em học sinh chăm ngoan học giỏi. Hẹn gặp lại trong buổi giới thiệu sách lần sau.

                                                                    Thư viện trường TH Hồng Quang

 

Anh hoi nghi