PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH MIỆN
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG QUANG
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Tên chuyên đề: Nâng cao chất lượng dạy học buổi 2 - môn Toán

Tổ: 4+5 - trường Tiểu học Hồng Quang

************************************

I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:

        Môn Toán là môn học giữ vị trí đặc biệt quan trọng, như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Trong các môn khoa học, Toán học giữ một vị trí nổi bật. Nó có tác dụng lớn đối với kĩ thuật, với sản xuất và chiến đấu. Nó là một môn thể thao của trí tuệ, giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề, giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh sáng tạo. Nó còn giúp chúng ta rèn những đức tính quý báu khác như: cần cù và nhẫn lại, tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, yêu thích chính xác, ...”.

      Với việc học buổi hai trên ngày, môn Toán được tăng thời lượng thêm 2 tiết/ tuần. Đây là những tiết tăng ngoài chương trình bắt buộc của Bộ giáo dục. Sở giáo dục cũng như Phòng giáo dục đã có những chỉ đạo chung cho việc dạy các tiết tăng này. Qua đó mỗi GV tự chủ động trong việc lên kế hoạch cũng như việc soạn giảng. Với mục đích tạo thời gian và nội dung ôn tập hợp lí và hiệu quả  nhất cho mỗi lớp, mỗi trường. Dựa trên những chỉ đạo chung đó, mỗi người GV đã chủ động trong việc giảng dạy của lớp mình. Tuy nhiên thực tế không phải sự chủ động nào cũng hợp lí và mang lại hiệu quả thiết thực. Vẫn cần có sự thống nhất cụ thể về việc sắp xếp nội dung giảng dạy cũng như phương pháp và hình thức giảng dạy. Nhất là đối với môn Toán, một muốn tạo được sự hứng thú cho rất nhiều HS những cũng là môn học mà HS nào đã “đuối” thường dễ mất tự tin nhất. Bởi đây là môn học đòi hỏi sự chính xác cao, có kết quả tường minh và ứng dụng gần gũi, thực tế.

       Khi xem xét những vấn đề trên, tổ chúng tôi thấy rằng cần thiết có một buổi chuyên đề để thảo luận về “Nâng cao chất lượng dạy học buổi hai- môn Toán” để thảo luận về nội dung và phương pháp giảng dạy các tiết Toán tăng ở buổi hai.

II. THỰC TRẠNG:

        1. Về phía giáo viên:  

          - Thực tế ở buổi 1 mục tiêu nội dung bài học đã đ­ược hội đồng khoa học bộ GD-ĐT nghiên cứu soạn thảo. Còn ở buổi 2 giáo viên phải căn cứ vào nội dung buổi 1, năng lực thực tế học sinh để xây dựng mục tiêu và hệ thống bài tập phù hợp.  Đây là một vấn đề khó đối với giáo viên.

          - Trong giảng dạy giáo viên hay rập khuôn theo SGK và các bài tập có sẵn ở vở bài tập, sách nâng cao. Chính vì thế hệ thống bài tập rời rạc, không có tính tổng hợp, liên kết giữa các kiến thức, các phần…chư­a có tính khái quát để củng cố kiến thức, kĩ năng hiệu quả và phát huy khả năng t­ư duy của trò.

          - Nhiều giáo viên có khả năng song chưa thực sự đầu tư thời gian cũng như trí tuệ để nghiên cứu soạn bài dạy buổi 2 có hiệu quả, với các hình thức sinh động, hấp dẫn và sáng tạo để lôi cuốn học sinh vào bài học.

Việc hiểu và dạy theo đối tượng học sinh của mỗi giáo viên chưa đồng nhất. Cụ thể:

-  Khi tổ chức bồi dưỡng - phụ đạo các đồng chí giáo viên chưa thống nhất được cách tổ chức tiết học theo hình thức dạy theo đối tượng học sinh, hệ thống bài tập, câu hỏi đưa ra cho học sinh chưa có tác dụng phát huy khả năng của học sinh (có khi quá khó, hoặc quá dễ).

- Trong cùng một thời gian ngắn phải dạy ít nhất 3 trình độ học sinh: khá giỏi, trung bình, yếu nên chất lượng chưa cao, học sinh được luyện tập ít.

   2. Về phía học sinh:

          - Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh cấp Tiểu học các em còn mải chơi, chưa ý thức được việc học của mình.

          - Nhiều học sinh còn chưa thuộc bảng cửu chương, chưa thành thạo phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

- Học sinh chưa chú ý đến việc học, các em còn hay nói chuyện. Một số em  cảm thấy mỏi mệt khi tham gia học tập.

         - Một số phụ huynh chưa đầu tư cho các em. Các em còn thiếu bút, hay quên vở ghi, ...

- Khả năng tư duy sáng tạo của các em còn nhiều hạn chế.

III. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN

1. Một số yêu cầu cơ bản trước khi soạn và dạy:

 - Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng, bám sát phân phối chương trình, thời khóa biểu.

- Nắm chắc đặc điểm nhận thức của từng HS, dựa trên lượng kiến thức đã đạt được trong buổi 1, phát hiện kịp thời lỗ hổng của học sinh để bổ túc kiến thức kịp thời ở buổi 2.

-  Xác định mục tiêu cần đạt  với từng nhóm đối tượng HS.

- Chuẩn bị nội dung: các phần HS chưa làm hết ở buổi 1, hệ thống kiến thức, bài tập được lựa  chọn ở các STK (vở bài tập, Vở ôn luyện và kiểm tra...) được thiết kế từ dễ đến khó dành cho tất cả các đối tượng HS.

- Lựa chọn Phương pháp hình thức tổ chức phong phú hấp dẫn, rèn được các kĩ năng: độc lập, hợp tác, bày tỏ...tạo cho các đối tượng HS cùng được tham gia. Kết hợp tổ chức các hoạt động học vui để học sinh bớt căng thẳng: vui chơi, hội thi, tham quan...

2. Vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy:

a. Kiểm tra bài cũ:

      Việc kiểm tra bài cũ trong những tiết này không chỉ nhằm kiểm tra kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn phải tái hiện được một phần kiến thức hoặc hoàn toàn kiến thức. Kiểm tra bài cũ tuy vậy không thể khiến HS ngỡ ngàng hay bối rối và tuyệt nhiên không có nâng cao ở phần này.

b. Hướng dẫn luyện tập:

* Hình thức 1: Tung ra toàn bộ kiến thức cần ôn tập.

       Hình thức này áp dụng với những tiết luyện tập chung với việc ôn tập nhiều mạch kiến thức. GV có thể sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: GV tung ra kiến thức, nêu vấn đề cần giải quyết và điều khiển HS giải quyết vấn đề đó. Phương pháp này rất phù hợp với việc dạy và học buổi hai vì nó giúp HS tư duy độc lập và người GV có thể kiểm soát được mức độ hiểu của HS. Phương pháp động não thường được sử dụng khi hình thành kiến thức mới hoặc khi muốn tái hiện toàn bộ hay bộ phận kiến thức. Để sử dụng thành công, đòi hỏi người GV phải có sự chuẩn bị kĩ càng về: hệ thống câu hỏi và bài tập, các tình huống sư phạm có thể xảy ra, dự kiến được một số tình huống sai. Theo đó, GV đưa ra các đã chuẩn bị cho HS thảo luận nhóm đôi để nêu cách làm mỗi bài tập.

   -  Phương pháp đàm thoại: Không để HS nói tự do trong lớp mà phải nói có chủ đích, nói theo sự dẫn dắt khéo léo của GV. Đó chính là yếu tố quan trọng khi vận dụng phương pháp đàm thoại. GV gợi mở để HS nêu cách làm từng bài. Do đã chuẩn bị trước các bài tập theo từng đối tượng HS nên GV sẽ gọi đối tượng HS phù hợp với mức độ bài tập để HS trả lời. Từ đó GV nắm bắt mức độ hiểu của các em, gọi HS sửa sai cho nhau để thống nhất cách làm đúng, không nêu kết quả ngay trong bước này.

   - Phương pháp luyện tập thực hành: Phương pháp đã được thống nhất những kết quả của mỗi bài toán lại phụ thuộc vào kĩ năng của từng HS. Vì vậy, cần để các em tự chủ trong khi làm bài. Đây là thời gian GV cần quan tâm đến từng đối tượng HS. Không có một hướng dẫn hay lời giảng mẫu nào mà tất cả đều hướng theo HS. Sự thành công của khoảng thời gian thực hành này chính là kết quả tốt trong bài làm của HS đối với từng đối tượng HS.

   - Chấm, chữa bài: Với hình thức này, GV cần quan sát sự hoàn thành của đối tượng HS Trung bình để gọi HS lên bảng làm hay nêu kết quả chữa bài. Chẳng hạn khi thấy một HS Trung bình chuẩn bị làm xong bài 1, có thể gọi một em lên chữa bài 1 hoặc có thể cho HS dừng tay, yêu cầu nêu đáp án của bài 1. GV khen ngợi động viên HS hoàn thành tốt hơn ở những bài sau. Với HS có năng lực sở trường, cần quan sát tốc độ làm bài và độ chính xác trong bài làm của các em để tiếp tục định hướng các em làm bài tập khó. Khi chữa bài tập khó trên lớp, GV nên giao nhiệm vụ trình bày bài toán vào vở cho đối tượng HS còn lại trong lớp để các em không bị phân tán tư duy và cũng để đảm bảo mọi HS đều hoạt động.

* Hình thức 2: Đưa ra lần lượt từng bài tập:

      Hình thức này áp dụng đối với những tiết luyện tập về một hay hai mạch kiến thức. Khi áp dụng hình thức này, GV cần lưu ý:

   -  Cách sắp xếp các bài tập: Phần kiểm tra bài cũ nên chọn những bài tập ở mức độ nhận biết để tái hiện kiến thức. Các bài tập chuẩn bị cho việc luyện tập được sắp xếp theo các mức:  hiểu - vận dụng - sáng tạo, trong đó mức độ sáng tạo dành cho HS có năng lực, sở trường.

   -  Cách triển khai: Tất cả các bài tập, HS là người phân tích đưa ra đường lối    trình bày bài làm rồi kiểm định kết quả. GV chỉ là người dẫn dắt, gợi mở. GV cần tránh việc phân tích và thực hiện từng bước với những phần kiến thức đã học vì dễ làm HS thụ động, chỉ nên làm như vậy với HS gặp khó khăn. Khi GV đưa ra bài tập cần quan sát mức độ hoàn thành của các em, độ chính xác trong bài làm để tiếp tục đưa ra những bài tập tiếp theo. GV chữa bài, củng cố kiến thức. Khi GV củng cố kiến thức cần cho HS nêu bật được cách thức làm bài, chỉ ra cái sai, cái hay trong bài, cách kiểm định kết quả, nắm bắt chỗ hổng và lấp đầy chỗ hổng kiến thức ở các em. Nếu những bài tập rèn luyện kĩ năng mà HS hay nhầm, GV có thể đưa ra một bài làm mẫu mực để HS lưu ý hoặc đưa ra một hay nhiều tình huống sai điển hình để HS nhận xét, chỉ ra cái sai, rút kinh nghiệm.

* Hình thức 3: Chia nhóm HS theo trình độ.

   - Đây là một hình thức khó, đòi hỏi người GV phải có kiến thức vững vàng, khả năng xử lí tình huống sư phạm nhanh nhạy. GV sẽ phải chuẩn bị sẵn những phiếu bài tập và những bảng nhóm lớn để chữa bài. Cụ thể:

 + Nhóm 1: HS gặp khó khăn ở môn học: Phiếu học tập dành cho nhóm này là những bài tập ở mức độ biết và rèn kĩ năng, có thể đan xen một số ý vận dụng. Nhóm này thường ít nhưng GV lại mất nhiều công phu nhất. GV cho các em ngồi bàn tròn, phát phiếu học tập, thảo luận làm bài. Khi chữa bài các em có quyền ghi ra ý kiến của riêng mình lên bảng phụ lớn về bất cứ câu hỏi nào của GV. GV là người tổng kết, đánh giá.

 + Nhóm 2: HS đại trà trong lớp: Đối tượng HS này thường chiếm nhiều nhất trong lớp nên GV cho bầu nhóm trưởng, giúp theo dõi và điều khiển. Cách thực hiện giống với nhóm 1, chỉ khác ở khâu chữa bài. Trong bước chấm, chữa ở nhóm này, GV cần khéo léo trình bày trên bảng phụ, cùng các em bày tỏ những ý kiến về bài tập đã làm; cho nhiều em đọc bài làm của mình, chỉ ra cái được và chưa được; gợi mở để chính các em là người nhận xét, biện luận cho từng kết quả.

 + Nhóm 3: HS có năng lực, sở trường:

      Nhóm này số lượng không nhiều trong một lớp. Với nhóm HS này, GV chọn những bài tập vận dụng và vận dụng sáng tạo. Có thể sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” cho việc thảo luận cách làm của bài toán, tự thống nhất cách làm. GV chỉ hướng dẫn, cùng HS chỉ ra sự vận dụng và sáng tạo trong bài toán, những lối đi lắt léo để tới được đáp số.

     Trong hình thức này, bảng lớp dùng để thảo luận chung, để kiểm tra bài cũ hoặc củng cố bài.

     Khi nhìn vào mô hình lớp học như trên có thể khiến người GV cảm thấy bối rối vì các mảng bài tập dường như tách biệt hẳn. Nhưng cách làm này lại hết sức hiệu quả vì HS được làm nhiều bài tập phù hợp phù hợp với khả năng của mình. Để tránh việc trình lặp các bước lên lớp với cả ba nhóm, GV sẽ chia thời gian hướng dẫn và chấm bài – chữa bài như sau:

   . Khi hướng dẫn nhóm 1 làm bài, nhóm 2, 3 sẽ thảo luận thống nhất các làm.

   . Khi nhóm 2, 3 làm bài thì GV chữa bài cho nhóm 1.

     Các thao tác liên hoàn và tuần hoàn như vậy sẽ vẫn tạo ra sự nhịp nhàng trong tiết dạy.

c. Hoạt động củng cố: 

     Có nhiều hình thức để củng cố bài học. GV có thể củng cố bằng cách hỏi - đáp kiến thức hoặc đưa ra bài tập củng cố. Nhưng để tiết học sôi nổi hơn, GV có thể đưa ra những hình thức thi đua như: thi trả lời nhanh, trò chơi học tập,... vừa củng cố kiến thức vừa lôi cuốn các em yêu thích học toán hơn. Hoạt động này phải đảm bảo không quá dài, bài tập đưa ra không rườm rà, không đánh đó HS để tất cả các em đều có thể tham gia trả lời.

IV. KẾT LUẬN

      Không có tình huống giống kịch bản trong tiết dạy. Vì thế mọi phương án chúng ta đặt ra đều là dự kiến. Sự thành công hay không lại phụ thuộc vào bản thân mỗi người GV- chủ thể dẫn dắt và HS - đối tượng tiếp nhận. Cách thức tiếp nhận đặt ra có tốt đến đâu mà người thực hiện nó không thực hiện được thì cách thức đó chỉ là lí thuyết. Vậy để có tiết dạy thành công người GV cần:

- Nắm rõ nội dung chương trình, SGK môn Toán ở lớp mình dạy và các mạch kiến thức đồng tâm ở những lớp khác, sự liên kết chặt chẽ giữa các mạch kiến thức.

- Sát sao tới từng đối tượng HS, nắm bắt những khó khăn của các em để từ đó có kế hoạch, nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp.

- Vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, linh hoạt, phát huy tính chủ động sáng tạo của HS. Việc vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy cần chú ý những yếu tố sau:

 + Đảm bảo đúng đặc trưng bộ môn và đặc thù của buổi học thứ hai trong ngày.

 + Đảm bảo tính vừa sức đối với từng đối tượng HS.

 + Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức cần triển khai.

       Không có phương pháp nào là vạn năng, bất biến, mỗi phương pháp lại có những ưu – nhược điểm nhất định, GV cần biết phối hợp các phương pháp để có hiệu quả nhất. Trong dạy học, không dựa vào những may mắn, những phép màu mà chỉ có kiến thức và lòng nhiệt tình của GV mới là cách cửa mở ra chân trời tri thức cho HS.

     Qua báo cáo chuyên đề này, Tổ chúng tôi thảo luận và đi đến thống nhất một cách thực hiện hiệu quả, dễ làm nhất để giờ Toán ở buổi hai được thực hiện có hiệu quả nhất.

V. KHUYẾN NGHỊ

- Đối với các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các chuyên đề về nâng cao chất lượng dạy buổi 2.

- Giáo viên cần phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ như dự giờ học hỏi đồng nghiệp, sưu tầm các loại sách có liên quan tới việc dạy học.

          Trên đây là toàn bộ báo cáo chuyên đề mà tổ chúng tôi đã trình bày. Rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các đồng chí để chúng ta cùng nhau học tập nâng cao chất lượng dạy môn Toán trong trường Tiểu học nói chung và dạy học môn Toán lớp 4,5 trong buổi 2 nói riêng.

                                         Bài viết: Nguyễn Thị Hưng - Tổ phó tổ 4+5


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trường Tiểu học Hồng Quang, tổ chức chung kết Vioedu cấp trường vào ngày 05/04/2024. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 9 phút - Ngày 5 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Chiều ngày 26/03/2024, liên đội trường Tiểu học Hồng Quang tổ chức lễ kết nạp đội viên năm học 2023 - 2024. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 5 phút - Ngày 28 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Hồng Quang tổ chức giải bóng đá mini cấp trường chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/03. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 13 phút - Ngày 18 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Học sinh trường Tiểu học Hồng Quang tham gia cuộc thi vẽ tranh bác Nguyễn Lương Bằng với quê hương Thanh Miện do huyện Đoàn tổ chức vào ngày 12/03/2024. ... Cập nhật lúc : 7 giờ 34 phút - Ngày 14 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Công đoàn kết hợp cùng Ban giám hiệu trường Tiểu học Hồng Quang, tổ chức cho toàn thể cán bộ giáo viên và nhân viên tham quan trải nghiệm tại Ocean Park 3 Hưng Yên vào ngày 08/03/2024. ... Cập nhật lúc : 9 giờ 11 phút - Ngày 12 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Nhân dịp Tết Nguyên Đán đang đến gần, sáng ngày 30/01/2024 Trường Tiểu học Hồng Quang đã tổ chức trao tặng quà tết cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. ... Cập nhật lúc : 9 giờ 41 phút - Ngày 30 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Hồng Quang tham dự hội giảng Giáo viên giỏi lớp 5 huyện Thanh Miện. Kết quả đ/c Trần Thị Sao Mai xếp thứ 4, được UBND huyện tặng giấy khen. ... Cập nhật lúc : 7 giờ 51 phút - Ngày 24 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày 15/01/2024 ban chấp hành Đoàn xã Hồng Quang thay mặt hệ thống chăm sóc sức khỏe gia đình - mẹ và bé Mai Hân Baby, trao tặng quà cho các em học sinh trường Tiểu học Hồng Quang có hoàn c ... Cập nhật lúc : 15 giờ 56 phút - Ngày 15 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Được sự quan tâm, động viên của các cấp lãnh đạo, sự hỗ trợ nhiệt tình của ban cố vấn trường bạn, sự cố gắng, nỗ lực của giáo viên, sự chia sẻ đồng hành của tập thể nhà trường. Cô Trần Thị S ... Cập nhật lúc : 8 giờ 6 phút - Ngày 10 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Hồng Quang tham gia giải cờ vua học sinh tiểu học, trung học cơ sở năm học 2023 - 2024, với 1 huy chương vàng và 2 huy chương bạc. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 8 phút - Ngày 10 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
12345678910111213141516171819
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
CV 164/SGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục ""Địa phương em"" trong Chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 cấp tiểu học.
CV 63/SGDĐT-QLCLGD về việc đẩy nhanh tiến độ kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
CV 19/2022/TT-BGDĐT Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông vfa trường phổ thông có nhiều cấp học, trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học
Quyết định số: 4434/QĐ-BGDĐT Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông
Báo cáo biện pháp"Sử dụng video, clip tạo hứng thú học tập môn tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 2"
CV 63 Tỉnh HD. tăng cường tuyên truyền phòng, chống dịch Covid19 và các nhiệm vụ chính trị phát triển KT-XH
CV 1663.SGD. Về việc dạy học, kiểm tra, đánh giá ứng phó với dịch Covid-19
CV 4223.SGD. Hướng dẫn liên ngành phương án kiểm soát dịch Covid-19
CV 1512.Phối hợp tiêm vắc xin Covid 19 cho trẻ từ 12-17 và nhập thông tin tiêm chủng trên csdl ngành
CV 3036 BGD.Tăng cường chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục địa phương
CV 2345 BGD - Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục cấp TH
CV 63 SGDHD. Về việc chấm và công nhận sáng kiến năm học 2021-2022
CV 1083 SGDHD hướng dẫn triển khai GD địa phương
CV 1002_SGDHD Hướng dẫn XDKH của nhà trường cấp TH
CV 1265 SGD. Hướng dẫn viết sáng kiến năm học 2021 - 2022
123