PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH MIỆN
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG QUANG
Video hướng dẫn Đăng nhập

“DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO NGOÀI KHÔNG GIAN LỚP HỌC”

                                                     Tổ           : 4+5

                                                     Trường    : Tiểu học Hồng Quang

–––––––––––––––@––––––––––––––––

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

         Việc lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào giáo dục các môn học là một trong những hình thức đổi mới phương pháp dạy học. Bởi lẽ học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm tức là hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tế giúp các em tìm ra kiến thức và vận dụng được kiến thức vào cuộc sống.

          Trong từng tiết học, với từng bài, giáo viên lựa chọn nội dung để cho học sinh hoạt động trải nghiệm. Việc tổ chức lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào trong tiết dạy cũng là một biện pháp mà giúp học sinh có cơ hội nghiên cứu, tìm ra giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã biết.

II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO NGOÀI KHÔNG GIAN LỚP HỌC.

1. Địa điểm tổ chức:

- Xác định: Tổ chức hoạt động dạy học ngoài không gian lớp học là 1 hình thức tổ chức dạy học.

- Địa điểm: Có nhiều bài học nếu có điều kiện nên tổ chức cho học sinh học ngoài trời ở những địa điểm thích hợp như sân trường, vườn trường, khu vực gần trường, phòng chức năng.....

2. Tác dụng của việc tổ chức tiết dạy ngoài không gian lớp học:

- Dạy học ngoài không gian lớp học (dạy ngoài thiên nhiên) HS được mở rộng tầm mắt ra ngoài 4 bức tường lớp học để quan sát thực tế bên ngoài các em được trải nghiệm, được gắn bó với môi trường tự nhiên và xã hội, giúp HS có khái niệm cụ thể, tường minh về sự vật, hiện tượng nên các em nắm bài tốt hơn, bền vững hơn.

- Dạy học ngoài thiên nhiên giúp hình thành cho các em phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp những thông tin thu được trong quá trình quan sát, trải nghiệm.

- Dạy học ngoài thiên nhiên có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho HS. Chính những trải nghiệm cùng thiên nhiên, môi trường giúp hình thành nơi các em tình yêu với thiên nhiên, với môi trường sống xung quanh, từ đó các em có ý thức bảo vệ môi trường, các em có cơ hội đươc bộc lộ sở thích, cá tính. Qua đó giúp hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách cho các em một cách tự nhiên, đáng yêu.

- Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, nhiều nội dung trong phân môn Tập làm văn, Khoa học, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí,... gắn liền với môi trường địa phương nơi các em đang sống. Dạy học ngoài thiên nhiên là hình thức tốt để thực hiện mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn. Các tiết học được tổ chức ngoài thiên nhiên với hình thức đa dạng, phong phú (chơi trò chơi, thực hành, ...) giúp HS không nhàm chán, kiến thức của bài học được rút ra một cách nhẹ nhàng, chủ động, thực tế nên các em hiểu sâu và nhớ lâu.

3. Các bước xây dựng tiết học ngoài không gian lớp học.

Quy trình xây dựng một bài học ngoài không gian lớp học (dạy học ngoài thiên nhiên)  thường được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức bài dạy ngoài thiên nhiên.

       Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động học tập ngoài thiên nhiên phụ thuộc rất lớn vào công tác chuẩn bị. Vì vậy, trong bước này, GV cần:

  • Xây dựng kế hoạch tổ chức bài dạy ngoài thiên nhiên thật chu đáo:

+ Xác định rõ mục đích, yêu cầu của "hoạt động học tập ngoài thiên nhiên”.

+ Xây dựng nội dung dạy học ngoài thiên nhiên.

  •  Đến địa điểm sẽ tổ chức hoạt động học tập ngoài thiên nhiên để nghiên cứu cụ thể đối tượng học tập, bổ sung thêm các đồ dùng, phương tiện dạy học cần thiết cho việc tiến hành hoạt động học tập ngoài thiên nhiên.

Địa điểm tổ chức giờ học có thể là sân trường, vườn trường, công viên, làng nghề,...

- Xác định phương tiện di chuyển HS đến địa điểm tổ chức hoạt động học tập ngoài thiên nhiên. Phương tiện di chuyển có thể là đi bộ, đi ôtô tùy thuộc vào địa điểm dạy học.

- Xác định thời gian giảng dạy ngoài thiên nhiên cho phù hợp (tránh dạy vào lúc trời nắng gắt: tiết 3, 4 buổi sáng hay tiết 1, 2 buổi chiều). Ngoài ra,  GV còn cần xác định rõ thời gian di chuyển HS, thời gian giảng dạy, thời gian cho từng hoạt động của tiết học và thời gian đưa HS về.

 - Phổ biến kế hoạch học tập ngoài thiên nhiên cho HS một cách đầy đủ, rõ ràng trước hôm tiến hành học tập ngoài thiên nhiên để HS có tâm thế tốt và chuẩn bị tư liệu/ đồ dùng cần thiết.

- Dự kiến cách quản lí HS: học tập ngoài thiên nhiên không gian rộng, có nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến sự tập trung chú ý của các em. Vì vậy, GV cần dự kiến quản lí HS trong quá trinh di chuyển đến địa điểm dạy học, trong quá trình học và khi di chuyển HS về lớp.

- Dự kiến phương án thay thế khi điều kiện thời tiết không thuận lợi: thời tiết mưa, quá nắng,...

 Bước 2: Tiến hành dạy học ngoài thiên nhiên.

Một tiết học ngoài thiên nhiên thường được tổ chức theo tiến trình sau:

- GV nêu vấn đề cho HS tri giác trực tiếp vật thật (sự vật, hiện tượng) của bài học tại địa điểm dạy học.

- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS có hướng suy nghĩ nhằm đưa ra được những nhận xét về sự vật, hiện tượng, GV định hướng cho HS phương pháp thu thập thông tin để đạt được mục tiêu đề ra, khuyến khích HS tư duy, phân tích bằng cách đặt và trả lời câu hỏi: Tại sao/ Vì sao? Như thế nào?

- HS thảo luận nhóm (dựa trên quan sát vật thật, thí nghiệm, ..) để giải quyết vấn đề GV nêu.

- GV hướng dẫn HS báo cáo kết quả quan sát, thu thập rồi rút ra kết luận.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt kết luận đúng.

- GV tổ chức các hoạt động để HS được thực hành củng cố, khắc sâu kiến thức bài học.

Bước 3: Tổng kết

- GV chú ý cung cấp/ định hướng một số nguồn khác để HS có cơ hội khám phá thêm nội dung liên quan đến bài học.

- GV, HS cùng đánh giá về hiệu quả của bài học đối với bản thân, rút xa bài học liên hệ bản thân.

4. Gợi ý địa chỉ các tiết dạy, các bài TN ngoài không gian lớp học lớp 4 + 5

Môn: Tiếng Việt 4

S

T

T

TUẦN

TÊN BÀI

PHÂN MÔN

THỜI GIAN

ĐỊNH HƯỚNG CÁCH TRẢI NGHIỆM

1

22

Luyện tập quan sát cây cối (Trang 39)

TLV

40 phút

- GV tổ chức cho HS quan sát cây yêu thích trong trường (dạy ngoài lớp học)

2

22

Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

(Trang 41)

TLV

40 phút

- HS quan sát các bộ phận của 1 cây yêu thích trong sân trường (Tả lá, thân, gốc...) (dạy ngoài lớp học)

3

23

Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

(Trang 50)

TLV

40 phút

HS quan sát các bộ phận của 1 cây yêu thích trong sân trường (Tả hoa hoặc quả) (dạy ngoài lớp học)

Môn: Toán 4

STT

TÊN BÀI

THỜI GIAN

ĐỊNH HƯỚNG CÁCH TRẢI NGHIỆM

1

Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ

40 phút

- HS thực hành vẽ….

2

Thực hành (Tr 158)

40 phút

- HS thực hành đo đoạn thẳng trên mặt đất bằng thước dây, gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất; đo chiều dài, chiều rộng của bảng, của phòng học, vườn trường…. (Dạy ngoài lớp học, trong lớp)

Môn: Khoa học 4

STT

TÊN BÀI

THỜI GIAN

ĐỊNH HƯỚNG CÁCH TRẢI NGHIỆM

1

Bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch (Tr 80)

10 phút

Cuối giờ

- HS thực hành làm vệ sinh lớp học, hành lang hay sân trường… để bảo vệ bầu không khí trong sạch.

2

Bài 46: Bóng tối ( Tr 92)

40 phút

Dạy ngoài lớp học (trời có ánh nắng). HS xác định bóng tối của vật, ...

3

Bài 58: Nhu cầu nước của thực vật (Tr 116)

40 phút

(Dạy ngoài lớp học - vườn trường)

Môn: Tiếng Việt 5

S

T

T

TUẦN

TÊN BÀI

PHÂN MÔN

THỜI GIAN

ĐỊNH HƯỚNG CÁCH TRẢI NGHIỆM

1

1

Luyện tập tả cảnh

(Trang 14)

TLV

20 phút

20 phút

 

Bài 1: (Trong lớp học)

Bài 2: (Dạy học ngoài lớp học)

 

2

4

Luyện tập tả cảnh

(Trang 43)

TLV

40 phút

 

(Dạy ngoài lớp học)

Quan sát trường em. Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường.

3

6

Luyện tập tả cảnh (Trang 62)

TLV

25 phút

 

Bài 1: (dạy học trong lớp 15 phút)

(Dạy học ngoài lớp học)

Bài 2: Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).

4

8

Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên (Trang 78)

LTVC

40 phút

(dạy học ngoài lớp học).

 

5

8

Luyện tập tả cảnh

( Trang 81)

TLV

40 phút

(dạy học ngoài lớp học)

-GV tổ chức cho HS quan sát cảnh đẹp của địa phương, thực hành lập dàn ý và viết đoạn văn.

Môn Toán 5

STT

TÊN BÀI

THỜI GIAN

ĐỊNH HƯỚNG CÁCH TRẢI NGHIỆM

1

Đề-ca-mét vuông. Héc-tô-mét vuông (Tr25,26)

10 phút

Cuối giờ

(Dạy học ngoài lớp học)

Thực hành đo diện tích lớp học, sân trường, vườn trường….

2

Héc-ta (Tr 29)

5 phút

cuối giờ

(Dạy học ngoài lớp học)Quan sát trường học, cánh đồng….ước lượng…

3

Mét khối (Tr117)

5-10 phút

(Dạy học ngoài lớp học)Quan sát bể nước, téc nước ….thực hành đo….

4

Vận tốc  (Tr138)

10 phút

(Dạy học ngoài lớp học)Thực hành dưới sân trường tính vận tốc chạy hay đi bộ của người,….thông qua các trò chơi vận động

5

Quãng đường (Tr 140)

10 phút

(Dạy học ngoài lớp học)Thực hành dưới sân trường tính quãng đường người đi bộ, đi xe đạp......

6

Thời gian (Tr142)

10 phút

(Dạy học ngoài lớp học)Thực hành tính thời gian chạy hay đi bộ người…..

Môn Khoa học 5

STT

TÊN BÀI

THỜI GIAN

ĐỊNH HƯỚNG CÁCH TRẢI NGHIỆM

1

Phòng bệnh sốt rét

(Tr 26, 27)

10 phút

Cuối giờ

(Dạy học ngoài lớp học)Thực hành nhặt rác sân trường, lớp học, phát quang bụi rậm ở sân trường….

2

Phòng bệnh sốt xuất huyết (Tr 28,29)

10 phút

Cuối giờ

(Dạy học ngoài lớp học)Thực hành nhặt rác sân trường, lớp học, phát quang bụi rậm ở sân trường….

3

Phòng bệnh viêm não (Tr 30,31)

10 phút

Cuối giờ

(Dạy học ngoài lớp học)Thực hành nhặt rác sân trường, lớp học, phát quang bụi rậm ở sân trường….

4

 Phòng tránh tai nạn giao thồng đường bộ (Tr40,41)

40 phút

(Dạy học ngoài lớp học cả tiết) Quan sát đường, các phương tiện giao thông và người tham gia giao thông….trên con đường gần trường em….Thực hành đi bộ, đi xe đạp an toàn, xử lí các tình huống khi đi trên đường qua các mô hình giao thông GV chuẩn bị…

5

Năng lượng (Tr 82,83)

10 phút

(Dạy học ngoài lớp học)Quan sát mọi hoạt động xung quanh để tìm ra được nguồn năng lượng làm cho các vật chuyển động….

6

Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa (Tr104,105)

40 phút

(Dạy học ngoài lớp học cả tiết)

Quan sát vườn rau (mướp, bầu, bí..) vườn hoa trong trường….để nhận biết được cơ quan sinh sản của thực vật là hoa. Giáo dục HS không ngắt hoa…

7

Sự sinh sản của thực vật có hoa (Tr 106,107)

40 phút

(Dạy học ngoài lớp học cả tiết)

Cho HS quan sát về màu sắc và hương thơm của hoa trong vườn trường…để giúp HS nhận biết hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió…

8

Cây con mọc lên từ hạt (tr108,109)

10 phút

Cuối giờ

(Dạy học ngoài lớp học)

Thực hành gieo hạt…..

9

Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ (Tr 110, 111)

10 phút

Cuối giờ

(Dạy học ngoài lớp học)

Thực hành trồng một cây bằng thân hoặc rễ, lá của cây mẹ…

10

Môi trường (tr 128, 129)

10 phút đầu giờ

(Dạy học ngoài lớp học)Thực hành quan sát và nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống

11

Tài nguyên thiên nhiên(Tr130, 131)

5-10 phút cuối giờ

(Dạy học ngoài lớp học)Thực hành quan sát và nêu một số taì nguyên thiên nhiên nơi bạn đang sinh sống.

12

Tác động của con người đến môi trường đất (Tr 136,137)

10 -15 phút cuối giờ

(Dạy học ngoài lớp học)Quan sát ở đường làng, ngõ xóm, sông. Cánh đồng….thấy sự ô nhiễm nguồn đất…..thực hành quét dọn, nhặc rác…..

 

Tác động của con người đến môi trường không khí và nước  (tr 138, 139)

10 phút

Cuối giờ

(Dạy học ngoài lớp học)Quan sát dòng sông, con mương….thấy sự ô nhiễm nguồn nước…..thực hành nhặc rác…..

 

Một số biện pháp bảo vệ môi trường (Tr140,141)

10 -15 phút

(Dạy học ngoài lớp học)Thực hành giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp như nhặt rác trong sân trường, phát quang bụi rậm

Môn Đạo đức

STT

Tên bài

Địa chỉ áp dụng dạy học trải nghiệm

1

Hợp tác với những người xung quanh (Tr 25,26)

(Dạy học ngoài lớp học)Thực hành hợp tác với các bạn trồng cây….ở trường….

2

Em yêu quê hương (Tr 28,29)

(Dạy học ngoài lớp học)Thực hành vẽ về quê hương

3

Ủy ban nhân dân xã (phường) em (Tr 31,32)

(Dạy học ngoài lớp học)Tham quan ủy ban nhân dân xã, tìm hiểu các công việc của những cán bộ UBND và giáo dục thái độ HS khi đến nơi này….

4

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Tr43,44)

(Dạy học ngoài lớp học)Thực hành tìm hiểu một số nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương….giáo dục HS biết tiết kiệm nguồn nước, điện, chất đốt…

Môn Kĩ thuật

STT

Tên bài

Địa chỉ áp dụng dạy học trải nghiệm

1

Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình (Tr 12,13)

 

(Dạy học ngoài lớp học)Tổ chức cho HS quan sát các đồ dùng trong bếp ăn bán trú và nêu được các dụng cụ nấu ăn và ăn uống…

2

Chuẩn bị nấu ăn (Tr 15,16)

(Dạy học ngoài lớp học)Cho HS quan sát hoạt động của đầu bếp trong bếp ăn bán trú. Nêu được công việc mà các đầu bếp cần thực hiện để chuẩn bị cho bữa ăn….

3

Nấu cơm (Tr17, 18)

(Dạy học ngoài lớp học)Tổ chức cho HS thực hành vo gạo, nấu cơm…

4

Luộc rau (Tr 21, 22)

(Dạy học ngoài lớp học)Tổ chức cho HS thực hành nhặt rau, rửa rau và biết cách luộc rau ngon….

5

Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống (Tr 26,27)

(Dạy học ngoài lớp học)Tổ chức cho HS thực hành rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong bếp ăn bán trú…

6

Một số giống gà được nuôi nhiều nhất ở nước ta (Tr 32,33)

(Dạy học ngoài lớp học)Tổ chức cho HS tham quan khu chăn nuôi lớn của hộ gia đình (nếu có)

7

Thức ăn nuôi gà (Tr 43,35)

(Dạy học ngoài lớp học)Tổ chức cho HS tham quan khu chăn nuôi lớn của hộ gia đình (nếu có)

8

Nuôi dưỡng gà (Tr 39,40)

(Dạy học ngoài lớp học)Tổ chức cho HS tham quan khu chăn nuôi lớn của hộ gia đình (nếu có)

9

Chăm sóc gà (Tr 41,42)

(Dạy học ngoài lớp học)Tổ chức cho HS tham quan khu chăn nuôi lớn của hộ gia đình (nếu có)

10

Vệ sinh phòng bệnh cho gà

(Tr 43,44)

(Dạy học ngoài lớp học)Tổ chức cho HS tham quan khu chăn nuôi lớn của hộ gia đình (nếu có)

5. Một số VD tổ chức một số tiết dạy ở ngoài trời.

- Trong một số tiết học giáo viên có thể lồng hoạt động trải nghiệm vào một phần của nội dung tiết học và được tổ chức học ngoài lớp học. Ví dụ:

+ Tiết Tập làm văn – lớp 4: “Tả cây cối” có thể cho học sinh quan sát cây tại sân, vườn trường.

+ Tiết Khoa học – lớp 5: “Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ” giáo viên cho học sinh thực hành trồng cây bằng thân hoặc rễ, lá của cây mẹ vào chậu hoặc ra vườn trường trồng khi đó học sinh được trải nghiệm.

+ Môn Toán: Bài ứng dụng tỷ lệ bản đồ - Toán 4

          Sau khi học sinh hiểu ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ, đọc được tỷ lệ bản đồ thì những tiết thực hành sau giáo viên có thể lồng vào cho học sinh được hoạt động trải nghiệm. Ví dụ: Tiết ứng dụng của Tỷ lệ bản đồ (tiếp theo) trang 157 – Bài 3 SGK: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 15 m, chiều rộng 10 m, được vẽ trên bản đồ tỷ lệ 1:500. Hỏi trên bản đồ đó độ dài của mỗi cạnh là?

- Giáo viên có thể đổi thành bài toán: Sân bóng đá mini có có chiều dài 15 m, chiều rộng 10 m, được vẽ trên bản đồ tỷ lệ 1:500. Hỏi trên bản đồ đó độ dài của mỗi cạnh là? Và cho học sinh ra ngoài trời, thực tế đo sân bóng, sau đó sẽ vào tính toán số đo sân bóng trên bản đồ và vẽ lại trên giấy, trang trí…

- Một số tiết giáo viên có thể tổ chức tiết dạy ở ngoài không gian lớp học với mục đích học sinh được tham gia 1 số hoạt động trải nghiệm, các em được trực tiếp tham gia hoạt động để hoàn thành nội dung yêu cầu của bài.

VD: Môn kỹ thuật lớp 5: tiết: Luộc rau – có thể cho học sinh quan sát cách luộc rau, thực hành cách nhặt rau, rửa rau, luộc rau tại bếp ăn bán trú.

- Tiết Luyện từ và câu lớp 5: “Mở rộng vốn từ thiên nhiên” với tiết này tùy thuộc vào thời tiết, vào cơ sở vật chất của nhà trường, vào năng lực của giáo viên, đối tượng học sinh giáo viên có thể tổ chức cho học sinh học ở ngoài không gian lớp học.

6. Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngoài lớp học:

- Giáo viên phải bám sát mục tiêu tiết học.

- Giáo viên phải xác định được mục tiêu của hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học là gì?

- Chuẩn bị hoạt động nào cần thiết tổ chức cho học sinh hoạt động ngoài lớp học.

- Chuẩn bị chu đáo hình thức tổ chức: xếp hàng, bố trí không gian, cách quan sát, ghi chép; hệ thống câu hỏi định hướng quan sát, thực hành, trao đổi.

- Tránh lãng phí thời gian, không hiệu quả.

- Bố trí thời gian cho hoạt động phải phù hợp, phải đảm bảo kiến thức của tiết học.

- Xây dựng được nền nếp cho học sinh khi tham gia hoạt động: từ việc đi ra xếp hàng, khi hoạt động, sự tương tác giữa các học sinh trong nhóm, rèn cho học sinh kĩ năng nói và trao đổi…

-  Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy. Hoạt động nào có thể thảo luận nhóm, với nội dung câu hỏi ra sao?

Cần thay đổi không gian, vị trí của mỗi tiết dạy ngoài trời, đảm bảo nhóm hoạt động hiệu quả và sôi nổi. Khi tổ chức nên sắp xếp đội hình theo hình chữ U, chữ V hoặc vòng tròn, không nên lặp lại 1 kiểu rất dễ nhàm chán. Trong quá trình tổ chức, cần tạo không khí thoải mái, tự tin, mạnh dạn để các em tự do phát biểu những suy nghĩ riêng của mình. GV không nên áp đặt theo 1 ý kiến duy nhất, bất biến, cần chú ý lắng nghe ý kiến của các em, phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo.

III. Kết luận

            Tóm lại, tổ chức dạy học ngoài không gian lớp học không những góp phần phát huy được tính tích cực, sáng tạo, giúp hình thành và phát triển mạnh mẽ nhân cách của người học mà còn góp phần giáo dục các em lòng yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường sống.

                                        Bài viết: Chu Thị Kim Dung - Tổ trưởng tổ 4+5


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trường Tiểu học Hồng Quang, tổ chức chung kết Vioedu cấp trường vào ngày 05/04/2024. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 9 phút - Ngày 5 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Chiều ngày 26/03/2024, liên đội trường Tiểu học Hồng Quang tổ chức lễ kết nạp đội viên năm học 2023 - 2024. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 5 phút - Ngày 28 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Hồng Quang tổ chức giải bóng đá mini cấp trường chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/03. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 13 phút - Ngày 18 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Học sinh trường Tiểu học Hồng Quang tham gia cuộc thi vẽ tranh bác Nguyễn Lương Bằng với quê hương Thanh Miện do huyện Đoàn tổ chức vào ngày 12/03/2024. ... Cập nhật lúc : 7 giờ 34 phút - Ngày 14 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Công đoàn kết hợp cùng Ban giám hiệu trường Tiểu học Hồng Quang, tổ chức cho toàn thể cán bộ giáo viên và nhân viên tham quan trải nghiệm tại Ocean Park 3 Hưng Yên vào ngày 08/03/2024. ... Cập nhật lúc : 9 giờ 11 phút - Ngày 12 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Nhân dịp Tết Nguyên Đán đang đến gần, sáng ngày 30/01/2024 Trường Tiểu học Hồng Quang đã tổ chức trao tặng quà tết cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. ... Cập nhật lúc : 9 giờ 41 phút - Ngày 30 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Hồng Quang tham dự hội giảng Giáo viên giỏi lớp 5 huyện Thanh Miện. Kết quả đ/c Trần Thị Sao Mai xếp thứ 4, được UBND huyện tặng giấy khen. ... Cập nhật lúc : 7 giờ 51 phút - Ngày 24 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày 15/01/2024 ban chấp hành Đoàn xã Hồng Quang thay mặt hệ thống chăm sóc sức khỏe gia đình - mẹ và bé Mai Hân Baby, trao tặng quà cho các em học sinh trường Tiểu học Hồng Quang có hoàn c ... Cập nhật lúc : 15 giờ 56 phút - Ngày 15 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Được sự quan tâm, động viên của các cấp lãnh đạo, sự hỗ trợ nhiệt tình của ban cố vấn trường bạn, sự cố gắng, nỗ lực của giáo viên, sự chia sẻ đồng hành của tập thể nhà trường. Cô Trần Thị S ... Cập nhật lúc : 8 giờ 6 phút - Ngày 10 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Hồng Quang tham gia giải cờ vua học sinh tiểu học, trung học cơ sở năm học 2023 - 2024, với 1 huy chương vàng và 2 huy chương bạc. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 8 phút - Ngày 10 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
12345678910111213141516171819
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
CV 164/SGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục ""Địa phương em"" trong Chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 cấp tiểu học.
CV 63/SGDĐT-QLCLGD về việc đẩy nhanh tiến độ kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
CV 19/2022/TT-BGDĐT Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông vfa trường phổ thông có nhiều cấp học, trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học
Quyết định số: 4434/QĐ-BGDĐT Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông
Báo cáo biện pháp"Sử dụng video, clip tạo hứng thú học tập môn tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 2"
CV 63 Tỉnh HD. tăng cường tuyên truyền phòng, chống dịch Covid19 và các nhiệm vụ chính trị phát triển KT-XH
CV 1663.SGD. Về việc dạy học, kiểm tra, đánh giá ứng phó với dịch Covid-19
CV 4223.SGD. Hướng dẫn liên ngành phương án kiểm soát dịch Covid-19
CV 1512.Phối hợp tiêm vắc xin Covid 19 cho trẻ từ 12-17 và nhập thông tin tiêm chủng trên csdl ngành
CV 3036 BGD.Tăng cường chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục địa phương
CV 2345 BGD - Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục cấp TH
CV 63 SGDHD. Về việc chấm và công nhận sáng kiến năm học 2021-2022
CV 1083 SGDHD hướng dẫn triển khai GD địa phương
CV 1002_SGDHD Hướng dẫn XDKH của nhà trường cấp TH
CV 1265 SGD. Hướng dẫn viết sáng kiến năm học 2021 - 2022
123